Kỹ thuật y được phân hạng như nào? Hiện được quy định mấy thứ hạng? Kỹ thuật hạng III khác kỹ thuật hạng IV như nào ? Mức lương theo thứ hạng kỹ thuật ra sao? Những thắc mắc về kỹ thuật y được tìm kiếm rất nhiều, trong bài viết hôm nay cùng tìm hiểu thông tin về các phân hạng của kỹ thuật y cũng như những thông tin liên quan khác.
I. Kỹ thuật y được chia phân hạng chức danh như nào
Kỹ thuật y là chức danh nghề nghiệp phân hạng cho các ngành như kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật xét nghiệm y học , kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng hay kỹ thuật nói chung trong ngành y. Hiện nay theo quy định được ban hành tại Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV của bộ y tế ban hành quy định tiêu chuẩn, mã số chức danh nghề nghiệp được quy định phân 3 hạng cụ thể như sau.
– Kỹ thuật viên hạng II – MS: V.08.07.17
– Kỹ thuật viên hạng III – MS: V.08.07.18
– Kỹ thuật viên hạng IV 0 MS: V.08.07.19
Đây là 3 phân hạng chức danh nghề nghiệp về ngành kỹ thuật y được nhà nước quy định.
II. Kỹ thuật viên hạng III được quy định ra sao? Cần làm kỹ thuật viên hạng IV bao nhiêu năm mới được lên kỹ thuật viên hạng III?
2.1 Quy định về kỹ thuật viên hạng III
Các yêu cầu về kỹ thuật viên hạng III được quy định rất rõ ràng.
Khả năng chuyên môn nghiệp vụ về kỹ thuật
– Phải có năng lực để tổ chức đón tiếp, chỉ dẫn, hỗ trợ chuẩn bị và giúp người bệnh trong suốt quá trình tiến hành kỹ thuật.
– Biết cách hướng dẫn các cá nhân, tập thể, tổ chức gửi mẫu phẩm, bệnh phẩm.
– Thu nhận, vận chuyển và bảo quản mẫu phẩm chuyên nghiệp phục vụ công tác kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe môi trường …
– Biết cách thực hiện chuẩn các quy trình chuyên môn thành thạo, phối hợp cùng tổ đội để làm các kỹ thuật phức tạp.
– Kiểm tra, chuẩn bị kỹ các dụng cụ, hóa chất, thuốc theo đúng yêu cầu chuyên khoa, giám sát quá trình kiểm tra chuẩn bị.
– Tổ chức quan sát, đánh giá và kiểu tra quá trình thực hiện chế độ kiểm soát nhiễm khuẩn và an toàn trong toàn bộ quá trình chuyên môn thực hiện.
– Theo dõi và thống kế chi tiết lại các hoạt động chuyên môn theo quy định.
Khả năng quản lý chuyên môn về kỹ thuật
– Kỹ thuật viên hạng III đòi hỏi bạn có khả năng lập kế hoạch quản lý định kỳ rõ ràng, báo cáo đầy đủ về tình trạng sử dụng các trang bị y tế, thuốc men, sinh phẩm, hóa chất đã được bàn giao.
– Cần phải biết cách hướng dẫn sử dụng, sử dụng các trang thiết bị cũng như bảo quản các trang thiết bị y tế, phát hiện ra các dấu hiệu bất thường và xử lý các lỗi kỹ thuật cơ bản.
– Đánh giá, kiểm tra các nghiệp vụ chuyên môn được phân công. Quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn của các cấp dưới trong phạm vi được giao.
Phối hợp chuyên môn về kỹ thuật
– Tham gia vào quá trình đánh giá, hội chuẩn bệnh khi được phân công
– Đưa ra các thông tin, chỉ số kịp thời chính xác liên quan đến người bệnh cho các bác sĩ điều trị chính.
Bảo vệ người bệnh
– Bảo vệ quyền lợi cho người bệnh, đảm bảo về kết quả chính xác, khách quan và trung thực
– Thực hiện đúng phận sự theo quy định đảm bảo an toàn cho người bệnh
– Bảo đảm thời gian chính xác để phục vụ quá trình khám chữa bệnh
– Thực hiện, tổ chức các biện pháp để giúp bảo vệ an toàn cho người bệnh kịp thời.
Tư vấn, giải đáp thắc mắc
– Tham gia các hoạt động cộng đồng, tình nguyện để tư vấn sức khỏe cho cộng đồng trong phạm vi được giao
– Chung sức phòng chống dịch bệnh và thảm họa khi có yêu cầu.
Tiêu chuẩn để trở thành kỹ thuật viên hạng III
– Tốt nghiệp bậc đại học trở lên các chuyên ngành liên quan đến kỹ thuật y học như : Xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hình răng, xét nghiệm y học dự phòng, kỹ thuật vật lý trị liệu …. nếu học sinh tốt nghiệp một số chuyên ngành khác có liên quan như dược hoặc ngành y khác cần có chứng chỉ đào tạo liên thông chuyên ngành kỹ thuật y học.
– Trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo hiện nay
– Đạt chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin được quy định của Bộ thông tin và Truyền thông quy định.
Tiêu chuẩn về năng lực, nghiệp vụ
– Phải là người có tâm với nghề, tâm huyết với công tác bảo vệ và chăm sóc nâng cao sức khỏe toàn dân
– Có năng lực chuyên môn sâu và rộng về lĩnh vực chuyên môn bản thân đảm nhiệm
– Sử dụng các trang thiết bị phục vụ nghiệp vụ thành thảo
– Có khả năng phán đoán, xử lý tình hình nhanh nhạy
– Có những giải pháp đề xuất cho những vấn đề khúc mắc trong chuyên môn trong phạm vi được giao
2.2 Cần làm kỹ thuật viên hạng IV bao nhiêu năm mới lên được kỹ thuật viên hạng III
Hiện nay nhà nước ta quy định với các kỹ thuật viên hạng IV muốn lên kỹ thuật viên hạng II cần có những yêu cầu sau:
– Phải có tối thiểu 02 năm giữ chức danh nghề kỹ thuật viên hạng IV đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp cao đẳng kỹ thuật
– Phải có tối thiểu 03 năm giữ chức danh nghề kỹ thuật viên hạng IV đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật
III. Cách xếp lương quy định ra sao
Các xếp lương được Bộ Y Tế quy định như sau:
– Kỹ thuật viên hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức A2, hệ số lương từ 4,40 đến 6,78
– Kỹ thuật viên hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức A1, hệ số lương từ 2,34 đến 4,98
– Kỹ thuật viên hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, hệ số lương từ 1,86 đến 4,06
Hiện tại, trường Cao đẳng y tế Phú Thọ liên tục tuyển sinh hệ đào tạo cao đẳng và trung cấp đối với các khối ngành kỹ thuật y: Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học, Ngành kỹ thuật Hình ảnh Y học, Ngành Kỹ thuật Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng … với hình thức xét tuyển học bạ cùng chế độ học phí ưu đãi.
Tìm hiểu thông tin tuyển sinh tại Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ tại
– Website: http://dangky.cyp.edu.vn/
– Facebook: https://www.facebook.com/cyp.edu.vn/
– Email: caodangytephutho@cyp.edu.vn