CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ

PHU THO MEDICAL COLLEGE

 Nghề hộ lý là gì? Hộ lý có phải điều dưỡng không? Nghề hộ lý với điều dưỡng viên giống và khác nhau như thế nào? Đây là những câu hỏi thường xuyên được nhiều người tìm kiếm. Thực chất ra, hộ lý và điều dưỡng là hai nghề hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên vì một số lý do nhiều người thường hay nhầm lẫn 2 nghề này với nhau. Cùng tìm hiểu thông tin về ngành hộ lý trong bài viết dưới đây. 

Nghề hộ lý là gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành hộ lý

I. Nghề hộ lý là gì?

 Trước khi đi vào nội dung nghề hộ lý là gì chúng ta cùng tìm hiểu thông tin về các vị trí chính trong bệnh viện. Mỗi vị trí khác nhau đều có những vai trò hết sức quan trọng và khó thay thế được. Những vị trí đó là:

– Các bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ đa khoa: Đây là đội ngũ những chuyên gia y tế có trách nhiệm cao nhất trong việc chẩn đoán bệnh, điều trị và chăm sóc cho người bệnh. 

– Các dược sĩ: Là những người làm việc tại nơi cấp phát thuốc cho bệnh nhân hoặc các dược sĩ lâm sàng. Đây là đội ngũ chịu trách nhiệm cho việc điều trị dùng thuốc của người bệnh và đảm bảo tính an toàn về thuốc từ các đơn được bác sĩ chính kê cho bệnh nhân. 

– Các kỹ thuật viên y tế: Đây là đội ngũ chịu trách nhiệm thực hiện các xét nghiệm y khoa, các công việc như chụp ảnh X-Quang, siêu âm, chụp cắt lớp, chụp CT, lấy mẫu xét nghiệm …

– Điều dưỡng viên: Là đội ngũ chính có trách nhiệm chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân từ ghi chép lại các số liệu sinh tồn, quản lý bệnh án, chăm lo việc vệ sinh ăn uống hằng ngày đến hỗ trợ thực hiện các công việc liên quan suốt quá trình chữa bệnh. 

– Còn đối với Hộ Lý: Công việc chính sẽ là hỗ sợ các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho các bệnh nhân, giúp đỡ bệnh nhân di chuyển hay vệ sinh cá nhân. Ngoài ra hộ lý cũng sẽ là người thực hiện các công việc vệ sinh dọn dẹp buồng, thu gom rác, phân loại rác thải y tế và sắp xếp các đồ dùng hằng ngày. 

II. Công việc của nghề hộ lý

 Nghề hộ lý là nghề có nhiệm vụ đảm bảo vệ sinh buồng, giường, phòng bệnh. Chăm sóc và theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị bệnh từ vệ sinh các nhân như đại tiện, tiểu tiện cho đến các vấn đề vệ sinh như giặt quần áo, ăn uống và đi lại. Người hộ lý phải đảm bảo buồng bệnh nhân luôn sạch sẽ và được vệ sinh hằng hằng đúng với quy định chống nhiễm khuẩn tại các bệnh viện được quy định. 

 Ngoài ra, các hộ lý còn có trách nhiệm thu dọn và xử lý chất thải của khu vực mình quản lý. Nghe theo sự sắp xếp phân công từ các điều dưỡng viên và bác sĩ.  Đây là những công việc thầm lặng nhưng rất quan trọng trong hệ thống y ta và là một phần mắt xích lớn giúp bệnh nhân mau khỏi bệnh. Bởi vì nếu được phục vụ ở một môi trường tốt và chăm sóc tận tình bất kể là bệnh gì đều sẽ có những chuyển biến tốt hơn. 

 Theo học ngành hộ lý hiện nay phần đa các bạn học sinh đều đăng ký theo học hệ trung cấp hoặc cao đẳng. Với ưu điểm là xét tuyển các môn như Toán, Hóa, Sinh tùy vào yêu cầu từng trường, thủ tục xét tuyển nhanh chóng và không phải đối diện các các kỳ thi tuyển đại học áp lực. 

III. Lộ trình đào tạo chuyên môn cho ngành hộ lý

 Hiện nay chương trình đào tạo chuyên môn cho ngành hộ lý sẽ kéo dài khoảng từ 9 đến 12 tháng tùy vào chương trình mà bạn đăng ký. Trong đó chương trình đào tạo sẽ được chia thành 4 hạng mục kiến thức chính là:

– Kiến thức về chăm sóc người bệnh: Thời gian học cho trương trình này sẽ kéo dài khoảng 100 giờ , học sinh sẽ được đào tạo kiến thức lý thuyết và thực hành song song. Trong đó thời gian học thực hành sẽ chiếm khoảng 70% nghĩa là khoảng 70 tiếng và lý thuyết sẽ là khoảng 30% nghĩa là khoảng 30 tiếng. Sau khi học xong kiến thức này các học sinh sẽ thực hiện được các công việc chăm sóc nhu cầu cơ bản của người bệnh. 

– Kiến thức về nhiễm khuẩn bệnh viện: Chương trình đào tạo này sẽ có 25% là lý thuyết còn lại là thực hành với thời gian học sẽ khoảng 60 tiếng. Sau khi được đào tạo học viên sẽ nắm được các đường lây truyền trong bệnh viện để thực hiện các biện pháp vệ sinh và ngăn ngừa nhiễm khuẩn. 

– Kiến thức về quản lý chất thải y tế: Học phần này là nội dung quan trọng nhất đối với nghề hộ lý. Thời gian đào tạo cho ngành này sẽ khoảng hơn 190 tiếng trong đó đến 170 tiếng là dành cho đào tạo thực hành, 5 tiếng để kiểm tra và còn lại là lý thuyết. Sau khi học xong phần kiến thức hành các học viên cần nắm được các kỹ thuật và quy trình xử lý chất thải y tế trong các bệnh viện. 

– Kiến thức thực tập tại bệnh viện: sau khi được đào tạo các kiến thức ở trên các học viên sẽ cần được đào tạo thực hành trực tiếp tại các bệnh viện vơi quy chuẩn 95 giờ thực hành và 5 giờ kiểm tra, tổng thời gian thực tập tại bệnh viện sẽ khoảng 100 tiếng đào tạo. Sau khi thực tập học viên cần nắm thực hiện được quy trình vệ sinh và kỹ thuật vệ sinh tại các khoa trong bệnh viện. 

IV. Cơ hội nghề nghiệp cho ngành hộ lý

 Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề hộ lý ở trên các học viên hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các bệnh viện, các trung tâm y tế, trung tâm dưỡng lão, trung tâm chăm sóc sức khỏe công lập hoặc tư nhân. Hầu hết các cơ sở y tế trên toàn quốc đều cần đến hộ lý. 

 Ngoài ra đây cũng là một ngành nghề có nhu cầu nhân sự rất cao tại nước ngoài. Vậy nên các học viên còn có cơ hội phát triển sự nghiệp tại các quốc gia như Đức, Nhật hay Đài Loan đây là những quốc gia đang có tốc độ già hóa dân số diễn ra khá nhanh. 

 Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ hiện đang tuyển sinh các hệ trung cấp, điều dưỡng, đào tạo liên thông trên cả nước. Là ngôi trường với bề dày lịch sử hơn 60 năm khẳng định uy tín và thương hiệu với tất cả các học sinh trong ngành và người trong nghề y nước ta. Tìm hiểu thêm thông tin tuyển sinh chính thức tại website của nhà trường cyp.edu.vn